Giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài là gì?
Miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài là một chính sách miễn thị thực đặc biệt của Nhà nước Việt Nam dành cho người nước ngoài không phân biệt quốc tịch nếu có nguồn gốc Việt Nam, từng có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài có bố, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa là 5 năm, mỗi lần nhập cảnh được miễn thị thực 3 tháng (180 ngày). Hết hạn thời hạn tạm trú người nước ngoài có thể gia hạn theo quy định về gia hạn tạm trú cho người nước ngoài.
Mục đích chính của giấy miễn thị thực là để cho phép người ngườ ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích thăm thân hoặc giải quyết các vấn đề cá nhân theo nguyện vọng cá nhân.
1. Quy định về điều kiện xin giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài
- Người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam, từng có quốc tịch Việt Nam, hoặc có bố mẹ, vợ chồng, con là người Việt Nam.
- Có giấy tờ, tài liệu chứng minh được nguồn gốc Việt Nam, từng có quốc tịch Việt Nam, Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân;
- Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 5 năm (Trường hợp hộ chiếu có thời hạn ngắn hơn 5 năm thì cấp theo thời hạn của hộ chiếu nhưng tối thiểu hộ chiếu phải còn hạn 6 tháng)
2. Quy định về thủ tục xin giấy miễn thị thực cho người nước ngoài theo quy định mới nhất
Bước 1: Hồ sơ làm giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài
- Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: khai đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không tẩy xóa; ký, ghi rõ họ tên và phải được xác nhận ký trước mặt công chứng viên (nếu gửi qua đường bưu điện). Mẫu NA9
- 02 ảnh (hình) màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm (hoặc 2 inches x 2 inches), phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ: 01 ảnh dán vào Tờ khai, 01 ảnh ghim hoặc đính kèm Tờ khai.
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ cư trú do nước ngoài cấp như Re-entry Permit hoặc Green Card còn thời hạn ít nhất 01 năm: Nộp bản chính, và 01 bản sao (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện), Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.
- Giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện), Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi đối chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ. Giấy tờ chứng minh có thể là một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh; hoặc
+ Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị sử dụng; hoặc
+ Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị); hoặc + Sổ hộ khẩu; hoặc
+ Trích lục Bộ khai sanh, thẻ căn cước, bằng lái xe Việt Nam cấp trước 1975; hoặc
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy miễn thị thực cho người nước ngoài ở đâu?
- Người nước ngoài nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài nếu họ đang ở nước ngoài.
- Người nước ngoài đang ở Việt Nam thì nộp hồ sơ xin Giấy miễn thị thực tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
- Người nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin miễn thị thực 5 năm online tại Cổng dịch vụ công quốc gia và nộp theo đường bưu điện, chuyển phát nhanh.
Bước 3: Cấp giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài vào Việt Nam.
- Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của thông tin.
- Nếu hồ sơ đủ điều kiện và hợp lệ, giấy miễn thị thực sẽ được cấp với thời hạn 5 năm và mỗi lần nhập cảnh Việt Nam được miễn thị thực trong vòng 180 ngày.
- Thời gian xin cấp giấy miễn thị thực là 05 ngày làm việc.
Lệ phí xin giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài là 20 USD (Hoặc VNĐ tính theo tỷ giá tương đương)
Lưu Ý:
- Việc cấp giấy miễn thị thực có thể mất một thời gian để xem xét và xử lý, do đó, người xin thị thực cần nộp hồ sơ đủ sớm trước ngày dự kiến nhập cảnh.
- Khi nhập cảnh vào Việt Nam, người Trung Quốc phải tuân thủ quy định thời hạn thị thực 180 ngày và không được lưu lại quá thời gian quy định để tránh vi phạm pháp luật nhập cảnh của Việt Nam.
3. Gia hạn thị thực cho người có giấy miễn thị thực 5 năm khi hết thời hạn tạm trú tại Việt Nam.
Khi người được cấp giấy miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, họ được phép tạm trú tại đây trong khoảng thời gian không quá 6 tháng cho mỗi lần nhập cảnh. Trong trường hợp giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 6 tháng, họ có thể tạm trú cho đến khi giấy thị thực hết hạn. Nếu có lý do chính đáng, giấy miễn thị thực này có thể được gia hạn thêm 6 tháng một lần.
Để thực hiện thủ tục này, người nước ngoài cần thực hiện chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu của người cần được miễn thị thực.
- Đơn đề nghị gia hạn tạm trú, sử dụng mẫu NA5.
- Các giấy tờ xác minh về việc đủ điều kiện để được miễn thị thực.
- Hộ chiếu hoặc CMND, thẻ căn cước của người Việt Nam bảo lãnh và được công chứng.
- Tờ khai tạm trú cho người nước ngoài
4. Hồ sơ, thủ tục xin cấp lại giấy miễn thị thực 5 năm cho người nước ngoài trong trường hợp giấy miễn thị thực bị mất, hư hỏng.
Khi giấy miễn thị thực (MTT) có thời hạn 5 năm bị mất, bị hư hỏng hoặc cần thay đổi thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, người có quyền được cấp lại MTT theo thủ tục sau:
Để tiến hành thủ tục cấp lại MTT, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với các tài liệu sau:
- Hộ chiếu bản gốc.
- Tờ khai đề nghị cấp lại miễn thị thực, sử dụng mẫu NA9.
- Giấy miễn thị thực ban đầu, nếu MTT bị mất, cần kèm theo đơn báo mất.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính của giấy miễn thị thực hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu khi có sự thay đổi thông tin trên MTT.
Hồ sơ cấp lại MTT có thể được nộp tại các địa điểm sau:
- Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam.
- Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam tại quốc gia nước ngoài nơi bạn đang ở.
Việc này giúp bạn cập nhật thông tin cá nhân hoặc có được giấy miễn thị thực mới trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, cho phép bạn tiếp tục thực hiện các hoạt động tại Việt Nam một cách hợp pháp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.